Khi mới nhập học, Bích Phượng không phải là sinh viên nổi trội nhất trong lớp. Nhưng cô gái mạnh mẽ này lại gây ấn tượng với các giảng viên bởi sự cần cù, chịu khó, nỗ lực bền bỉ. Dưới đây là những trải nghiệm của Phượng về những năm tháng học đại học cũng như về công việc hiện tại ở Công ty Bất động sản CBRE (Mỹ).
Chào Phượng, bạn có thể chia sẻ một chút về công việc hiện tại của mình không?
Bích Phượng: Hiện tại mình làm Định giá viên (Valuer) tại phòng Định giá (Valuation Department) cho công ty CB Richard Ellis, một công ty bất động sản đa quốc gia của Mỹ. Đây là một trong những công ty nước ngoài lớn trên thế giới, là công ty đón đầu xu hướng của thị trường bất động sản tại Việt Nam hơn 11 năm qua.
Công việc hiện tại của mình phải di chuyển rất nhiều, đi rất nhiều nơi, rất phù hợp với cái thú “always moving” của mình. Mình rất dễ bị “cuồng chân” nếu phải ngồi cả ngày trong văn phòng và dán mắt vào vi tính nên mình thấy khá hài lòng với công việc hiện tại.
Là sinh viên tốt nghiệp thủ khoa của khóa QH.2010, Phượng là sinh viên duy nhất đã tham gia cả lễ tốt nghiệp tại Việt Nam và ở Mỹ của SNHU. Cảm xúc của bạn có gì khác nhau không?
Bích Phượng: Mình rất vinh dự khi được tham gia cả hai lễ tốt nghiệp cả ở Hà Nội và ở Manchester với sự giúp đỡ của Giáo sư Paul Schniderman. Ở Hà Nội, lễ tốt nghiệp có nhiều cảm xúc hơn vì có thầy cô, tập thể lớp, và mẹ của mình cùng tham dự nên mình thấy hồi hộp và mong chờ gặp lại các bạn sau 3 tháng không gặp nhau!
Còn ở Mỹ, mình chưa bao giờ tưởng tượng được là lễ tốt nghiệp của họ lại hoành tráng như thế. SNHU Mỹ chia làm hai ca tốt nghiệp, mỗi ca khoảng 4,000 sinh viên, tính cả phụ huynh và người nhà đến dự thì cả hội trường phải đến 10,000 người! Phong cách rất chuyên nghiệp, có người đến chỉnh cho bạn từ cái khuy cài áo đến hướng dẫn đướng chụp ảnh trước khi đến gặp thầy hiệu trưởng nhận bằng. Nói chung là ở Việt Nam thì mình bị “xúc động”, ở Mỹ thì mình bị “choáng ngợp”!
Quay trở lại cách đây 5 năm, lý do bạn lựa chọn theo học chương trình quốc tế của ĐHNN giữa rất nhiều lựa chọn tốt?
Bích Phượng: Có lẽ lý do chính đưa mình tới lựa chọn này là chương trình giảng bằng tiếng Anh. Mình muốn sử dụng tiếng Anh thành thạo nên mình theo học chương trình, vừa có chuyên môn, vừa không phải học mỗi tiếng Anh không. Sẽ bớt rất nhiều sự nhàm chán.
Những môn học đã học trong chương trình đại học có giúp ích cho công việc hay cuộc sống của bạn không?
Bích Phượng: Có một điều mình muốn chia sẻ là khi đi học, có những môn học các bạn tưởng chừng như vô bổ như Văn học Mỹ, Cảm thụ âm nhạc, hay Văn minh phương Tây cho dân kinh tế như tụi mình thì mình lại dùng khá nhiều khi nói chuyện với người nước ngoài ở công ty. Thành ra mình thấy khá may mắn khi ngày trước ít nhất mình cũng biết Johannes Vermeer là ai!
Việc học tập ở đại học có khác nhiều với hồi cấp III của bạn không?
Bích Phượng: Khác nhiều lắm. Một buổi có thể đi xong 1/7 giáo trình học tương đương với việc bạn phải đọc 5-6 chương lớn trên tổng số 30 chương. Nên việc đọc những ý chính trước khi đến lớp là rất quan trọng để mình có thể theo dõi bài giảng trên lớp. Với giáo viên Việt Nam, lúc không hiểu tiếng Anh thì thầy cô có thể giảng lại bằng tiếng Việt chứ với giáo viên nước ngoài họ chỉ hiểu từ “cảm ơn” của chúng ta thôi! Muốn sống thì học!
Có khi nào bạn từng cảm thấy việc học tập trở nên quá áp lực không?
Bích Phượng: Có chứ, áp lực nhất phải kể đến ác mộng TOEFL! Ba tháng cày cuốc, ba tháng ăn Tiếng Anh, ngủ Tiếng Anh. Mình gọi là “ thi đại học lần hai”. Cuộc đời sinh viên, mình sợ nhất là nó!
Và cả đến khi chuẩn bị tốt nghiệp nữa, mỗi tuần phải nộp 2-3 assignment lớn và chúng mình thấy vô cùng áp lực, lúc nào cũng chỉ sợ trượt, làm bọn mình rất căng thẳng. Có những assignment cứ nộp rồi bị trả lại, nhiều lần, vì chưa hoàn thiện. Thời gian đó nhóm mình và mình bị stress nặng! Lúc đó chỉ cầu cho qua môn để đủ điểm tốt nghiệp thôi.
Nhìn lại thời gian học đại học, Phượng có bí quyết nào để duy trì thành tích học tập đáng nể như vậy không?
Bích Phượng: Phương pháp học của mình thực ra cũng chẳng có gì đặc biệt cả, mình chỉ học khi có hứng và trên lớp tích cực phát biểu, hỏi những gì mình không biết. Đừng sợ “mình hỏi thế liệu có bị đánh giá là kém thông minh không nhỉ” các bạn nhé! Trong hai năm cuối đại học, mình tham gia khá nhiều các hoạt động của trường, và ở ngoài nữa. Vì thế mình cũng tự tin hơn nhiều và biết nhiều người hơn.
Chào Phượng, bạn có thể chia sẻ một chút về công việc hiện tại của mình không?
Bích Phượng: Hiện tại mình làm Định giá viên (Valuer) tại phòng Định giá (Valuation Department) cho công ty CB Richard Ellis, một công ty bất động sản đa quốc gia của Mỹ. Đây là một trong những công ty nước ngoài lớn trên thế giới, là công ty đón đầu xu hướng của thị trường bất động sản tại Việt Nam hơn 11 năm qua.
Công việc hiện tại của mình phải di chuyển rất nhiều, đi rất nhiều nơi, rất phù hợp với cái thú “always moving” của mình. Mình rất dễ bị “cuồng chân” nếu phải ngồi cả ngày trong văn phòng và dán mắt vào vi tính nên mình thấy khá hài lòng với công việc hiện tại.
Là sinh viên tốt nghiệp thủ khoa của khóa QH.2010, Phượng là sinh viên duy nhất đã tham gia cả lễ tốt nghiệp tại Việt Nam và ở Mỹ của SNHU. Cảm xúc của bạn có gì khác nhau không?
Bích Phượng: Mình rất vinh dự khi được tham gia cả hai lễ tốt nghiệp cả ở Hà Nội và ở Manchester với sự giúp đỡ của Giáo sư Paul Schniderman. Ở Hà Nội, lễ tốt nghiệp có nhiều cảm xúc hơn vì có thầy cô, tập thể lớp, và mẹ của mình cùng tham dự nên mình thấy hồi hộp và mong chờ gặp lại các bạn sau 3 tháng không gặp nhau!
Còn ở Mỹ, mình chưa bao giờ tưởng tượng được là lễ tốt nghiệp của họ lại hoành tráng như thế. SNHU Mỹ chia làm hai ca tốt nghiệp, mỗi ca khoảng 4,000 sinh viên, tính cả phụ huynh và người nhà đến dự thì cả hội trường phải đến 10,000 người! Phong cách rất chuyên nghiệp, có người đến chỉnh cho bạn từ cái khuy cài áo đến hướng dẫn đướng chụp ảnh trước khi đến gặp thầy hiệu trưởng nhận bằng. Nói chung là ở Việt Nam thì mình bị “xúc động”, ở Mỹ thì mình bị “choáng ngợp”!
Quay trở lại cách đây 5 năm, lý do bạn lựa chọn theo học chương trình quốc tế của ĐHNN giữa rất nhiều lựa chọn tốt?
Bích Phượng: Có lẽ lý do chính đưa mình tới lựa chọn này là chương trình giảng bằng tiếng Anh. Mình muốn sử dụng tiếng Anh thành thạo nên mình theo học chương trình, vừa có chuyên môn, vừa không phải học mỗi tiếng Anh không. Sẽ bớt rất nhiều sự nhàm chán.
Những môn học đã học trong chương trình đại học có giúp ích cho công việc hay cuộc sống của bạn không?
Bích Phượng: Có một điều mình muốn chia sẻ là khi đi học, có những môn học các bạn tưởng chừng như vô bổ như Văn học Mỹ, Cảm thụ âm nhạc, hay Văn minh phương Tây cho dân kinh tế như tụi mình thì mình lại dùng khá nhiều khi nói chuyện với người nước ngoài ở công ty. Thành ra mình thấy khá may mắn khi ngày trước ít nhất mình cũng biết Johannes Vermeer là ai!
Việc học tập ở đại học có khác nhiều với hồi cấp III của bạn không?
Bích Phượng: Khác nhiều lắm. Một buổi có thể đi xong 1/7 giáo trình học tương đương với việc bạn phải đọc 5-6 chương lớn trên tổng số 30 chương. Nên việc đọc những ý chính trước khi đến lớp là rất quan trọng để mình có thể theo dõi bài giảng trên lớp. Với giáo viên Việt Nam, lúc không hiểu tiếng Anh thì thầy cô có thể giảng lại bằng tiếng Việt chứ với giáo viên nước ngoài họ chỉ hiểu từ “cảm ơn” của chúng ta thôi! Muốn sống thì học!
Có khi nào bạn từng cảm thấy việc học tập trở nên quá áp lực không?
Bích Phượng: Có chứ, áp lực nhất phải kể đến ác mộng TOEFL! Ba tháng cày cuốc, ba tháng ăn Tiếng Anh, ngủ Tiếng Anh. Mình gọi là “ thi đại học lần hai”. Cuộc đời sinh viên, mình sợ nhất là nó!
Và cả đến khi chuẩn bị tốt nghiệp nữa, mỗi tuần phải nộp 2-3 assignment lớn và chúng mình thấy vô cùng áp lực, lúc nào cũng chỉ sợ trượt, làm bọn mình rất căng thẳng. Có những assignment cứ nộp rồi bị trả lại, nhiều lần, vì chưa hoàn thiện. Thời gian đó nhóm mình và mình bị stress nặng! Lúc đó chỉ cầu cho qua môn để đủ điểm tốt nghiệp thôi.
Nhìn lại thời gian học đại học, Phượng có bí quyết nào để duy trì thành tích học tập đáng nể như vậy không?
Bích Phượng: Phương pháp học của mình thực ra cũng chẳng có gì đặc biệt cả, mình chỉ học khi có hứng và trên lớp tích cực phát biểu, hỏi những gì mình không biết. Đừng sợ “mình hỏi thế liệu có bị đánh giá là kém thông minh không nhỉ” các bạn nhé! Trong hai năm cuối đại học, mình tham gia khá nhiều các hoạt động của trường, và ở ngoài nữa. Vì thế mình cũng tự tin hơn nhiều và biết nhiều người hơn.

Trước khi kết thúc cuộc trò chuyện này, bạn có muốn gửi một lời nhắn nào đến thầy cô hoặc văn phòng khoa không?
Bích Phượng: Em rất tự hào khi là sinh viên của SNHU Việt Nam. Cảm ơn thầy cô đã luôn ủng hộ những kế hoạch hay những quyết định ngô nghê của mấy đứa sinh viên tụi em. Nhờ có sự ủng hộ, nên em mới tự tin hơn hẳn trong những bước đi của mình. Em chúc văn phòng khoa và các thầy cô mãi trẻ trung và tràn đầy năng lượng cho những thế hệ sinh viên tiếp theo.
Em rất vui khi là sinh viên khóa đầu tiên. Nếu sau này có cơ hội, em mong mình có thể quay lại trường và đóng góp một chút cho các em sinh viên khóa sau.