Xã hội học tập (XHHT) là một xã hội trong đó tất cả mọi người đều được học thường xuyên, học suốt đời, được tiếp cận những cơ hội học tập thuận lợi và lấy tự học cùng với ý chí, nghị lực phấn đấu kiên trì của mỗi người để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Đến năm 2001, nhằm theo kịp tình hình phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của việc “máy tính hoá” và “mạng hoá” các trường học, các nội dung được phát sóng trên kênh truyềnhình giáo dục NHK đều được số hoá và đưa lênĐây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc giúp giáo viên và học sinh tiếp cận với các nguồn tài nguyên giáo dục dồi dào,phong phú một cách chủ động và dễ dàng hơn. Tính đến nay, hàng năm có trung bình khoảng 10.000 chương trình giáo dục được phát sóng trên truyền hình và cập nhật trên mạng kỹ thuật số của NHK, thu hút số lượng người xem và truy cập rất lớn.

Những vấn đề chung về Học tập suốt đời và Xã hội học tập
Xã hội học tập (XHHT) là một xã hội trong đó tất cả mọi người đều được học thường xuyên, học suốt đời, được tiếp cận những cơ hội học tập thuận lợi và lấy tự học cùng với ý chí, nghị lực phấn đấu kiên trì của mỗi người để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu học suốt đời của người dân, các nhà trường, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, các cơ quan truyền thông, mọi tổ chức và mọi người dân,…đều có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được HTSĐ. Trong đó, các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo chí, internet,… có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng các cơ hội giáo dục đa dạng, linh hoạt, bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là các đối tượng thiệt thòi như người dân vùng sâu, vùng xa, nông thôn, dân tộc thiểu số, nữ giới, người già, người tàn tật; hỗ trợ rất lớn cho việc nắm bắt, thu nhận kiến thức; mang lại triển vọng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục.
Vai trò của các phương tiện truyền thông trong việc xây dựng XHHT
Kinh nghiệm quốc tế
Hiểu được tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trong việc xây dựng XHHT, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các chính sách và xúc tiến những dự án sử dụng các phương tiện truyền thông để cung ứng giáo dục cho mọi người.
Tại Nhật Bản, “Chương trình phát thanh trường học” ra đời từ rất sớm (1935), là cơ sở để phát triển thành “Chương trình truyền hình trường học” vào năm 1953. Năm 1959 chứng kiến bước tiến mới trong việc cung ứng giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông tại Nhật với sự ra đời của Kênh truyền hình giáo dục NHK – kênh truyền hình chuyên về giáo dục đầu tiên trên thế giới. Các nội dung giáo dục được phát sóng đều phải tuân thủ chặt chẽ quy định của Luật Phát sóng (1950) và các Tiêu chuẩn dành cho chương trình phát sóng nội địa (1959) của Nhật. Các Hội đồng chuyên môn đã được thành lập để kiểm soát nội dung trước khi đưa lên sóng truyền hình quốc gia. Điều này đã giúp cho ra đời các chương trình giáo dục chất lượng cao, khoa học nhưng vẫn đa dạng, sinh động, thiết thực, đặc biệt là các chương trình khám phá khoa học và các chương trình giáo dục tích hợp.
Xã hội học tập (XHHT) là một xã hội trong đó tất cả mọi người đều được học thường xuyên, học suốt đời, được tiếp cận những cơ hội học tập thuận lợi và lấy tự học cùng với ý chí, nghị lực phấn đấu kiên trì của mỗi người để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để đáp ứng nhu cầu học suốt đời của người dân, các nhà trường, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, các cơ quan truyền thông, mọi tổ chức và mọi người dân,…đều có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được HTSĐ. Trong đó, các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo chí, internet,… có vai trò quan trọng đối với việc mở rộng các cơ hội giáo dục đa dạng, linh hoạt, bình đẳng cho mọi người, đặc biệt là các đối tượng thiệt thòi như người dân vùng sâu, vùng xa, nông thôn, dân tộc thiểu số, nữ giới, người già, người tàn tật; hỗ trợ rất lớn cho việc nắm bắt, thu nhận kiến thức; mang lại triển vọng tiếp cận và nâng cao chất lượng giáo dục.
Vai trò của các phương tiện truyền thông trong việc xây dựng XHHT
Kinh nghiệm quốc tế
Hiểu được tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông trong việc xây dựng XHHT, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các chính sách và xúc tiến những dự án sử dụng các phương tiện truyền thông để cung ứng giáo dục cho mọi người.
Tại Nhật Bản, “Chương trình phát thanh trường học” ra đời từ rất sớm (1935), là cơ sở để phát triển thành “Chương trình truyền hình trường học” vào năm 1953. Năm 1959 chứng kiến bước tiến mới trong việc cung ứng giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông tại Nhật với sự ra đời của Kênh truyền hình giáo dục NHK – kênh truyền hình chuyên về giáo dục đầu tiên trên thế giới. Các nội dung giáo dục được phát sóng đều phải tuân thủ chặt chẽ quy định của Luật Phát sóng (1950) và các Tiêu chuẩn dành cho chương trình phát sóng nội địa (1959) của Nhật. Các Hội đồng chuyên môn đã được thành lập để kiểm soát nội dung trước khi đưa lên sóng truyền hình quốc gia. Điều này đã giúp cho ra đời các chương trình giáo dục chất lượng cao, khoa học nhưng vẫn đa dạng, sinh động, thiết thực, đặc biệt là các chương trình khám phá khoa học và các chương trình giáo dục tích hợp.

Đến năm 2001, nhằm theo kịp tình hình phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của việc “máy tính hoá” và “mạng hoá” các trường học, các nội dung được phát sóng trên kênh truyềnhình giáo dục NHK đều được số hoá và đưa lênĐây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc giúp giáo viên và học sinh tiếp cận với các nguồn tài nguyên giáo dục dồi dào,phong phú một cách chủ động và dễ dàng hơn. Tính đến nay, hàng năm có trung bình khoảng 10.000 chương trình giáo dục được phát sóng trên truyền hình và cập nhật trên mạng kỹ thuật số của NHK, thu hút số lượng người xem và truy cập rất lớn.